Chia sẻ cách phân biệt các loại tôm phổ biến hiện nay

Tôm được xem là món ăn được nhiều người yêu thích, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tôm để chế biến thành món ăn rất là hấp dẫn. Tuy nhiên nhiều người còn mù mờ, không biết cách phân biệt các loại tôm, vậy thì bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu được từng loại tôm.

phân biệt các loại tôm

Chia sẻ cách phân biệt các loại tôm phổ biến hiện nay

Như chúng ta đều biết tôm cũng được chia theo môi trường sống như tôm sống ở sông và tôm sống ở biển, tôm nuôi, tôm tự nhiên,…Vậy cho nên hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Tôm hùm:

Loài tôm này thường sinh trưởng chủ yếu ở những vùng biển ấm, bình lặng, có nước trong sạch ở điều kiện khắt khe như khu vực Thái Bình Dương hoặc phía Đông Nhật Bản. Được biết tôm hùm có thân hình to, vỏ bóng, cứng và có màu xanh biển hoặc màu xanh lá nhạt. Hơn nữa so với tôm càng xanh thì chúng có nhiều thịt và dai hơn. Về phần chân của tôm có màu vàng pha trộn màu đen.

Tôm hùm thường sống trong các bãi rạng đá, rạng san hô nơi có nhiều hang hốc, khe rãnh vùng ven biển. Đặc biệt chúng có tập tính sống quần tụ chủ yếu chính là ở tầng đáy với chất đáy sạch, không bùn. Ban ngày chúng trú ẩn trong các hang đá ít hoạt động, ban đêm hoạt động tích cực tìm mồi.

Bởi vì phần thịt săn chắc cùng với vị ngọt đặc trưng nên tôm hùm được nhiều tín đồ ăn uống đặt cho cái tên mỹ miều là “ông vua” hải sản. Đặc biệt không chỉ ngon mà tôm hùm còn chứa lượng omega-3 cao hơn rất nhiều so với những loại tôm khác. Tôm hùm có rất nhiều loại tuy nhiên có 4 loại phổ biến chính là: tôm hùm sao hay còn được gọi tên khác là tôm hùm bông, tôm hùm baby, tôm hùm sen hay còn được biết với tên gọi khác là tôm hùm xanh và cuối cùng chính là tôm hùm tre.

Tôm sắt:

Tôm sắt:

Tôm sắt là loại tôm sống ở nước mặn , sống ở biển, tôm sắt thường có vỏ cứng, nhìn trên phần bụng tôm sẽ có màu cam đậm, phần trên sông lưng được chia thành nhiều đốt có màu xanh đen và trắng xen kẽ nhau. Đặc biệt khi chế biến để ăn, phần thịt tôm sắt ăn ngon và ngọt, tuy nhiên nhược điểm khi ăn phải bóc vỏ vì phần vỏ tôm khá là cứng.

Tôm he:

Tôm he chính là loại tôm biển có màu vàng hoặc xanh nhạt, mắt xanh và phần vỏ rất mỏng (có thể nhìn thấy bằng mắt thường), phần thịt chắc, vị rất ngọt, có nhiều dưỡng chất, loại tôm này thường xuất hiện chủ yếu ở các đảo, rạng đá. Đặc biệt ở Việt Nam, tôm he ở vùng Quảng Ninh được xem là đặc sản bởi vì độ ngon ngọt khác biệt, không thể nuôi mà cần phải đánh bắt tự nhiên ngoài biển.

Tôm mũ ni:

Tôm mũ ni là loại hải sản biển có phần vỏ cứng như bọ giáp xác và phân bố chủ yếu ở vùng Tây Thái Bình Dương từ Philippines đến bán đảo Triều Tiên và miền Nam Nhật Bản. Đặc điểm dễ nhận biết nhất của tôm này chính là ở phần đầu có lớp mai to và dẹt ngang như mũ ni với vai trò chính là làm bộ xúc giác. Dựa trên màu sắc, mà tôm mũ ni được chia thành 3 loại bao gồm: tôm mũ ni trắng, tôm mũ ni đỏ, tôm mũ ni đen.

Tôm mũ ni được đánh giá là có phần thịt mềm, ngọt và đặc biệt vô cùng thơm ngon. Ngoài ra loài tôm này còn rất bổ dưỡng khi cung cấp cho cơ thể rất nhiều vitamin và khoáng chất hữu ích. Hơn nữa tôm mũ ni cũng chính là loại hải sản mang lại giá trị kinh tế cao cho ngư dân biển miền Trung và Miền Nam nước ta.

Tôm sú:

Tôm sú được biết cũng sống ở vùng nước mặn, hiện nay được người dân nuôi khá là nhiều, bởi nó mang lại thu nhập và giá trị kinh tế cao, được biết tôm sú có kích thước dài khoảng 36 cm, 1 con có thể nặng tới 650 g. Đặc biệt tôm sú có khá nhiều màu như xanh lá cây , màu đỏ, màu xám. Ở phía trên phần lưng xen kẽ màu xanh và màu vàng, phần lớp vỏ của tôm sú cứng và dày nên thường được chế biến các món nướng

Tôm tích:

Tôm tích còn có tên tiếng anh là Mantis shrimp, tôm tít còn được gọi với nhiều cái tên khác như là tôm tít, tôm thuyền, tôm búa, bề bề…nằm trong nhóm giáp xác ở biển, chúng thuộc vào bộ Stomatopada (bộ tôm chân miệng). Tôm tích thường sống nhiều ở những vùng biển thuộc khí hậu nhiệt đới và ôn đới trên toàn thế giới.

Tôm tích chính là một loại tôm biển, thường sống ở vùng biển ấm như Thái Bình Dương. Đặc biệt ở Việt Nam, tôm tích thường xuất hiện ở vùng duyên hải miền Trung. Tôm tích thường có hình dáng khác với những loại tôm khác, ở phần bụng giống tôm nhưng lại có càng giống bọ ngựa.

Tôm càng xanh:

Tôm càng xanh là một loài tôm nước ngọt (Tôm càng xanh thường sinh sống chủ yếu ở các khu vực sông, suối, ao hồ nước ngọt. ), nó có tên khoa học là Macrobrachium rosenbergii. Về hình dáng bên ngoài, được biết tôm càng xanh sở hữu thân hình hơi cong với lớp vỏ màu xanh lam nhạt. Một con tôm sẽ được chia thành 2 phần đó là: phần đầu và phần bụng có 20 đốt. Râu tôm chính là bộ phận quan trọng giúp chúng giữ thăng bằng dưới nước, để ngửi và phát hiện con mồi.

Tôm càng xanh sống thường trong nước ngọt, được biết hiện nay cũng rất nhiều hộ gia đình nuôi loại tôm này, và nuôi nhiều ở phía khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đặc điểm của tôm càng xanh chính là có màu xanh ngọc, hai chiếc càng tôm to và dài. Tôm càng xanh khi thu hoạch có con sẽ nặng trên dưới 1kg dài đến khoảng 30 cm. Khi chế biến để ăn, phần thịt tôm càng xanh ngọt và dai.

Tôm đất:

Tôm đất là một loại tôm nước ngọt, sống ở sông để phân biệt với các loại tôm biển. Đặc biệt nhìn màu sắc bên ngoài, tôm đất sông có màu hồng, phần vỏ mỏng hơn so với tôm biển và có màu nâu sẫm và vỏ dày. Để có thể phân biệt tôm sông với tôm biển người ta còn dựa vào hình dáng và mùi tanh, thường thì tôm đất có mùi ít tanh và thân tròn, nhỏ hơn so với tôm biển.

Là một loại tôm sống trong môi trường nước ngọt (sông, suối) nên tôm đất khi dùng để chế biến các món ăn, đặc biệt nhất chính là chả ram tôm đất sẽ rất ngon, phần dinh dưỡng vị tôm ngon ngọt tự nhiên. Hơn nữa ngoài chả ram, tôm đất với đặc tính ngon ngọt tự nhiên có thể chế biến nhiều món ăn khác cũng ngon không kém như là món canh, món kho…đặc biệt nhất là món mắm tôm chua cũng là một món ngon trứ danh mà bạn sẽ thích khi được thưởng thức.

Trên đây là những thông tin về phân biệt các loại tôm mà 8bongdaso.com đưa ra. Hi vọng bài viết trên sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích nhé.

=>> Bí quyết phân biệt con sam và con so để tránh ngộ độc