Hướng dẫn kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân

Kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân có thực sự khó không? Đây là kỹ thuật được rất nhiều cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp thực hiện. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân nhé!

Kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân

Mục đích

Kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân được các cầu thủ sử dụng để chuyền bóng ở cự ly trung bình và chuyền xa. Ngoài ra, các cầu thủ có thể sử dụng cách đá bóng bằng mu trong bàn chân để dứt điểm hay phá bóng cho thủ môn.

Nguyên lý kỹ thuật

Bạn cần tìm hiểu rõ ràng trước khi có lich thi dau bong da trong kỹ thuật sút bóng bằng mu trong bàn chân có 2 nguyên lý chúng ta cần quan tâm là nguyên lý đá bóng tại chỗ và nguyên đá bóng đang lăn sệt.

Nguyên lý đá bóng nằm tại chỗ

  • Cầu thủ cần chạy đà có hướng khoản 45 độ vì tiếp xúc bóng bằng mu trong bàn chân.
  • Bước chạy đà ngắn, tăng tốc dần để dễ dàng điều chính ở những bước cuối để đặt chân trụ.
  • Lăng chân về phía trước và bắt đầu bằng việc lấy khớp hông làm trụ, dùng đùi để vung chân từ sau ra trước.
  • Điểm tiếp xúc từ ngón chân cái tới phía trong của mắt cá chân.
  • Tiếp xúc bóng xong bạn cần chạy về trước 1, 2 bước để giảm tốc độ.

Nguyên lý đá bóng lăn sệt

  • Cầu thủ cần căn được hướng bóng lăn tới, phán đoán rồi chọn vị trí phù hợp để đặt chân trụ
  • Khi đá bóng lăn sệt, mũi bàn chân luôn hướng thẳng với hướng lăn bóng, thân người hơi nghiêng về phía bên bóng.
huong-dan-ky-thuat-da-bong-bang-mu-trong-ban-chan
Hướng dẫn kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân

Cách thực hiện kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân

Bước 1: Chạy đà: Khi sút bóng bằng mu trong bàn chân thì cầu thủ cần chạy chếch bóng 45 đến 60 độ, vận tốc chạy tăng dần với bước ngắn, đến các bước cuối thì bước dài hơn bình thường.

Bước 2: Chân trụ

– Khi đặt chân trụ, cần đặt cả má và bàn chân xuống, cách bóng từ 20 đến 25cm.

– Mũi bàn chân luôn hướng về phía cần đá

– Đầu gối hơi khuỵu và dồn trọng tâm vào chân trụ

Bước 3: Chân lăng: Chân lăng cần vung từ sau ra trước với tốc độ bột phát và có biên độ rộng. Cẳng chân và bàn chân cần vuông góc 90 độ.

Bước 4: Tiếp xúc với bóng: Điểm mu trong bàn chân tiếp xúc với bóng là tâm đít của bóng, điểm chạm được tính từ ngón cái đến mắt cá. Khi tiếp xúc bóng thì cổ chân phải giữ chắc, không được thả lỏng.

Bước 5: Kết thúc: Khi thực hiện và kết thúc động tác, thân người cầu thủ hơi nghiêng về phía chân trụ, hai tay vung tự nhiên.

Ưu nhược điểm của kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân

Ưu điểm:

– Kỹ thuật này khá tư nhiên và là bản năng vì thế việc hình thành động tác và cảm giác bộ phận tiếp xúc phải có từ trước để thuận lợi cho cú sút.

– Ngoài ra do hướng chạy đà, vị trí đặt chân trụ củng tương đối linh hoạt, kết hợp với biên độ vung chân lăng đa dạng, nên kỹ thuật này có thể đá bóng bay theo nhiều quỹ đạo khác nhau, đặc biệt là quỹ đạo bóng đi hình vòng cung lớn là đặc trưng của kỹ thuật đá này.

– Dấu được ý đồ chuyền bóng, mang tính chiến thuật cao.

Nhược điểm:

– Điểm tiếp xúc bóng hơi nhỏ và ở phía trong bàn chân khó tiếp xúc nên bóng đi sẽ không có độ chính xác cao và tạo được kqbd dễ dàng.

– Nhược điểm thứ 2 là do yêu cầu của kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân phải chạy đà xiên một góc 45 độ, chạy theo hình vòng cung, đặc biệt biên độ vung chân lăng phải lớn nên mất rất nhiều thời gian khi đá bóng.

Hy vọng với những chia sẻ của 8bongdaso.com về  kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các bạn như dễ dàng tập luyện và đúng kỹ thuật hơn.