Giao dịch CFD là gì? Ai nên giao dịch CFD?

CFD được viết tắt từ thuật ngữ Contract for Difference, ý nghĩa là hợp đồng chênh lệch giá. Giao dịch CFD là hình thức đầu tư phái sinh, trong đó bạn (nhà đầu tư) sẽ ký kết hợp đồng với nhà môi giới (nhà cung cấp hợp đồng CFD), nội dung hợp đồng thỏa thuận về biến động giá của một loại tài sản trên thị trường cơ sở như chứng khoán, hàng hóa…

Hợp đồng chênh lệch giá mở ra một thị trường đầu tư cực kỳ rộng lớn, ở đó nhà đầu tư có thể mua bán các tài sản trên thị trường cơ sở mà không cần thật sự sở hữu tài sản. Cùng với sự hỗ trợ của các công cụ như đòn bẩy, giao dịch hai chiều, khớp lệnh tức thời…, CFD thu hút giới đầu tư với mục đích kiếm tiền dựa vào biến động thị trường, thay vì sở hữu tài sản trong dài hạn.

Các loại chi phí trong giao dịch CFD

Các loại chi phí trong giao dịch CFD

Để thực hiện giao dịch CFD (ký kết thỏa thuận với bên môi giới), bạn sẽ thanh toán một số loại chi phí gồm: phí chênh lệch (spread), hoa hồng, phí qua đêm, phí gửi withdraw money..Do đó, bạn nên chọn sàn môi giới vừa có uy tín, vừa có phí thấp như FXTM để tối ưu lợi nhuận trong giao dịch.

Phí spread

Phí chênh lệch (còn gọi là phí spread) là chênh lệch giữa giá mua và giá bán của loại tài sản bạn chọn. Phí spread là một trong các nguồn thu nhập chính của bên môi giới, và mỗi nhà môi giới có cấu trúc phí spread sẽ khác nhau. Có nơi thu phí spread cố định (fixed spread), và có nơi thu phí spread thả nổi (floating spread) – biến động theo thời gian thực.

Hoa hồng giao dịch

Hoa hồng (commission) là khoản chi phí bạn sẽ thanh toán cho bên môi giới khi sử dụng một số dịch vụ cụ thể (ví dụ: dùng tài khoản ECN) và được áp dụng theo lô giao dịch chuẩn. Thông thường, hoa hồng sẽ được tính dao động từ 2 USD – 8 USD trên mỗi lô giao dịch (tương đương 100,000 đơn vị giao dịch), có nơi thu chỉ một chiều và cũng có nơi thu cả hai chiều. 

Phí qua đêm 

Phí qua đêm (swap rate) là chi phí bạn thanh toán đối với các giao dịch được mở qua đêm, nguyên nhân là do chênh lệch tỷ giá giữa các ngân hàng sẽ thay đổi sau một ngày. Trong một vài trường hợp, phí qua đêm có thể là số dương (bạn nhân về khoản tiền chênh lệch vào tài khoản), tuy nhiên hầu hết là swap âm, do đó bạn nên lưu lý khoản phí này nếu muốn mở giao dịch qua đêm.

Phí nạp withdraw money

Phí nạp withdraw money không nằm trong cấu trúc phí giao dịch, tuy nhiên cũng là một vấn đề đáng để bạn lưu ý, vì trong khi nhiều sàn giao dịch không thu phí nạp withdraw money, một số sàn lại thu phí nạp rút lên đến 5 USD mỗi lần. Bên cạnh đó, phương thức nạp rút bạn chọn cũng có thể phát sinh chi phí (ví dụ, nạp cổng VISA, Mastercard sẽ phát sinh phụ phí từ các dịch vụ trung gian này lên đến 2%). 

Lợi nhuận và rủi ro trong đầu tư CFD

Trước tiên, có thể khẳng định rằng CFD là hình thức đầu tư tuy hấp dẫn nhưng tỷ lệ rủi ro cũng khá cao, do đó bạn cần cân nhắc khẩu vị đầu tư, khả năng rủi ro chấp nhận được của bạn là bao nhiêu để xác định hình thức giao dịch CFD có thật sự phù hợp với bạn hay không. 

Lợi nhuận và rủi ro trong đầu tư CFD

Với giao dịch CFD, bạn chỉ cần khoảng 100 USD là đã có thể tham gia thị trường, tuy nhiên khả năng mất toàn bộ 100 USD này đối với người mới là hoàn toàn xảy ra. Do đó, một khi bạn đã tìm hiểu và chọn giao dịch CFD làm một trong những hình thức đầu tư, lúc này bạn nên dành thời gian để học tập và luyện tập giao dịch Demo một thời gian, đến khi bạn đã hiểu rõ về CFD thì hãy dùng tiền thật để bắt đầu giao dịch. 

Kết luận

Số tiền tối thiểu để bắt đầu khi giao dịch CFD và các khoản chi phí trong giao dịch rất thấp nếu so sánh với giao dịch trên thị trường cơ sở. Đây là một trong các yếu tố hấp dẫn của hình thức này đối với nhiều người Việt Nam. Nếu bạn đang tìm kiếm kênh đầu tư mà có thể bắt đầu chỉ từ 100 USD, rõ ràng chỉ có giao dịch CFD mới có thể đáp ứng nhu cầu trong thời đại này.